Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Phương pháp sử dụng mật gấu

Thành phần hóa học: Mật gấu có muối kim loại và các acid cholic. Cholesterol. Sắc tố mật như bilirubin.

mật gấu
Tác dụng: Tính vị, qui kinh, vị đắng. Tính hàn, vào 3 kinh: Tâm, can và vị. Ngoài ra, còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, đinh nhĩ, ác thương, chữa đau răng, viêm mắt, hoàng đản, lỵ, hồi hộp, chân tay co quắp, đau dạ dày, giúp tiêu hóa.

Liều dùng: Từ 0,5-2g, chia làm nhiều lần trong ngày; hoặc pha chế mat gau ngâm rượu theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Bảo quản: Mật gấu là tiêu mật phơi khô hay sấy khô của nhiều loài gấu. Phải phơi khô trong mát, sau đó gói kín để vào hộp có chứa chất hút ẩm.

Lưu ý: Cánh thử mật gấu để biết thật giả:
Khi nếm mật, lúc đầu có vị đắng, sau đó ngọt mát và dính lưỡi, ngậm lâu sẽ tan hết. Còn các loại mật khác có vị đắng nhưng không mát, không dính lưỡi, có mùi tanh, khó ngửi.
Lấy vài hạt mật gấu thả trên mặt nước sẽ thấy có những sợi màu vàng thòng thẳng xuống đáy bát nước.
Mật gấu đốt không cháy.

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Dùng quá nhiều mật gấu có thể trúng độc

Tình trạng nuôi nhốt và khai thác mật như hiện nay gây nguy cơ đưa loài gấu đến vực tuyệt chủng. Trong khi đó đã có trường hợp tử vong do uống mat gau quá liều hoặc gây tổn thương gan thận, vàng da, chán ăn... thậm chí gây bất lực ở nam giới.

Theo điều tra, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cả nước mới chỉ có khoảng 400 cá thể gấu bị nuôi nhốt vào năm 2000 nhưng hiện tại đã có khoảng hơn 3.500 cá thể gấu đang bị giam tại các trang trại ở khắp vùng miền. Một số vùng miền như Hà Nội, Quảng Ninh...nhiều cơ sở nuôi nhốt vẫn công khai chích hút mật gấu. Nhiều nơi vẫn còn treo biển “bán mật gấu” hoặc “mật gấu chất lượng cao”. Cùng với mật, trong các nhà hàng và hộ gia đình còn có cả bàn tay, bàn chân gấu đem ngâm rượu trong các bình lớn sau khi đã xẻ thịt.

mật gấu
Những con gấu sau nhiều năm bị chủ trang trại “giam cầm” để chích hút mật được đưa về Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam (Tam Đảo-Vĩnh Phúc) cứu hộ, chăm sóc.

Mặc dù việc nuôi nhốt gấu đã được coi là bất hợp pháp từ năm 1992 nhưng sau hơn 20 năm, việc thi hành luật và ngăn chặn vẫn khó khăn.

Cách nuôi gấu hiện nay chủ yếu vẫn là nhốt trong những lồng, cũi sắt. Mỗi lần hút mật phải “bắn” thuốc mê bằng phương pháp gây mê trái phép (thường là dùng chất ketamine), rồi dùng kim tiêm dài hơn 10cm chọc đi chọc lại nhiều lần vào ổ bụng gấu để dò tìm túi mật. Các bác sỹ thú y cho rằng, cách hút mật như vậy thường dẫn đến sự rò rỉ của mật vào cơ thể cùng bệnh viêm màng bụng của gấu.

Phần lớn gấu nuôi nhốt trong các trại đều không đảm bảo về sức khỏe, quy trình chích hút mật lại không đạt tiêu chuẩn vô trùng, nhiều cá thể gấu đã nhiễm bệnh nặng nên mật bị nhiễm khuẩn... Vì vậy, các bác sỹ đông y cho rằng, uống mật gấu nhiều sẽ lợi bất cập hại.

Theo ông Phạm Hinh Còn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam, mật gấu có tên đông y là “hùng đảm” tuy nhiên xưa nay chỉ được dùng để chữa một số chứng bệnh có biểu hiện như chấn thương, trật đả, xung huyết... chứ ít được dùng để uống.

Tại Việt Nam, một số trường hợp đã tử vong do uống mật gấu quá liều. Uống mật gấu còn có thể gây ra một số tổn thương gan và thận, vàng da, chán ăn, cơ thể đau nhức, mệt mỏi...thậm chí dẫn tới chứng bất lực ở nam giới chứ không phải… giúp người ta khỏe như gấu như nhiều người lầm tưởng.

Để hạn chế việc dùng mật gấu, theo Trung ương Hội Đông y Việt Nam, có thể sử dụng nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc như: tô mộc, đào nhân, hồng hoa, ngưu tuất, xa tiền tử... hoạt huyết, hành huyết, khứ ứ, tán ứ huyết bình can, tức phong, minh mục. Chẳng hạn như để chữa bệnh chấn thương, tụ huyết ta có thể dùng quế, cỏ mật gấu, đại hoàng, đại kết, đan sâm, hồng hoa, huyết dụ... còn chữa vàng da, viêm đường mật thì dùng quế, đan sâm, nghể răm, thiên niên kiện...